Sổ tay sinh viên

Vào trường

Cùng hiểu các thuật ngữ và từ viết tắt

Trong các quy ước sau đây, có trường hợp được quy định trong các văn bản chính thức, có trường hợp được sử dụng phổ biến như một thói quen.

“Trường Đại học Thái Bình Dương” là tên gọi chính thức; đôi khi cũng được gọi ngắn gọn hơn là “Đại học Thái Bình Dương”; thường được gọi tắt là “trường” hoặc “nhà trường”, đôi khi cũng được viết là “Trường” hoặc “Nhà trường”.
“Người học” bao gồm sinh viên theo học trình độ đại học, học viên cao học theo học trình độ thạc sĩ, nghiên cứu sinh theo học trình độ tiến sĩ, và học viên theo học những khóa học không bằng cấp.
“TBD” là các ký tự được sử dụng trong biểu trưng (logo) chính thức, viết tắt từ chữ “Thái Bình Dương”, thường dùng để chỉ cộng đồng những người thuộc về Trường Đại học Thái Bình Dương (như giảng viên, sinh viên, giáo vụ, thủ thư…), đôi khi cũng dùng để chỉ Trường Đại học Thái Bình Dương.
“TBD-er”“TBD-ers” là cách chơi chữ với hậu tố “er” tiếng Anh, có thể hiểu vắn tắt là “người TBD”. “TBD-ers” bao gồm tất cả những người học, người giảng dạy, người quản lý, người phục vụ tại Trường Đại học Thái Bình Dương. “TBD-er”“TBD-ers” cũng thường được hiểu là “sinh viên TBD”.
“GVNV” là cụm viết tắt của “giảng viên và nhân viên”, là tất cả những người lao động làm việc chính thức cho TBD, đôi khi cũng được gọi chung là “thầy cô”. “Giảng viên” tức là người giảng dạy. “Nhân viên” tức là người làm công tác quản lý giáo dục, đôi khi cũng được gọi là “chuyên viên”.
“Khoa”“Bộ môn” là các đơn vị quản lý chuyên môn, có khi cũng gọi là đơn vị học thuật. Ở Trường Đại học Thái Bình Dương hiện nay, bên cạnh các khoa và bộ môn, Trung tâm Giáo dục tổng quát và Đổi mới sáng tạo cũng là một đơn vị học thuật, đảm nhiệm các môn học giáo dục tổng quát và dẫn dắt trong việc triển khai giáo dục khai phóng.
“Lớp sinh hoạt”“lớp môn học”: Các sinh viên trong cùng 01 khóa của cùng 01 ngành sẽ được phân bổ trong một hoặc nhiều lớp sinh hoạt, để tổ chức quản lý một tập thể gắn bó, ổn định trong suốt khóa học. Các sinh viên trong cùng 01 lớp sinh hoạt sẽ không chắc sẽ học chung nhau trong mọi môn học. Một môn học được mở ra có khi sẽ bao gồm sinh viên từ nhiều lớp sinh hoạt khác nhau, thậm chí là từ nhiều khóa và nhiều ngành khác nhau. Lớp môn học là tập hợp các sinh viên cùng học cùng 01 môn học, với cùng 01 thời khóa biểu, trong 01 học kỳ nhất định.

 

Cùng khám phá đường đi lối lại ở TBD

 

Sơ đồ tòa nhà A

(Click vào ảnh để phóng to)



 

Sơ đồ tòa nhà B

(CLick vào ảnh để phóng to)

 

Sơ đồ tòa nhà K (ký túc xá)

(CLick vào ảnh để phóng to)

 

Bản đồ chức năng

(Click vào các mũi tên để xem thêm)

 

 

Cùng xây dựng các giá trị và văn hóa TBD

Mỗi người sinh viên tại Trường Đại học Thái Bình Dương đều (cần) góp phần xây dựng giá trị và văn hóa TBD. Tại sao như vậy?

TBD có một tầm nhìn rõ ràng về một “đại học miền duyên hải có uy tín, có khả năng quy tụ giảng viên xuất sắc và sinh viên triển vọng với môi trường giáo dục liêm chính, chuẩn mực quốc tế."(*)  Trong đó, uy tín của nhà trường có liên quan chặt chẽ với quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên. Về quyền lợi, chắc hẳn bạn nào cũng mong muốn được sở hữu tấm bằng đại học từ một TBD có uy tín ngày càng tăng cao. Về nghĩa vụ, uy tín đó dù được tôn tạo bởi toàn thể cộng đồng TBD-ers, nhưng sinh viên TBD chính là phần quan trọng nhất trong cộng đồng đó.

Đó là lý do tại sao các bạn cần góp phần xây dựng các giá trị và văn hóa TBD. Trường Đại học Thái Bình Dương đề cao 06 giá trị cốt lõi gồm: Cách tân, Tôn trọng sự khác biệt, Hài hòa, Chính trực, Tự do học thuật, Trách nhiệm(**) . Sinh viên TBD là chủ thể quan trọng trong văn hóa TBD, góp phần xây dựng văn hóa TBD thông qua củng cố các giá trị cốt lõi và tuân thủ các quy tắc ứng xử.

 

TT Giá trị cốt lõi Giải thích Lợi ích mà giá trị cốt lõi mang lại cho người học Trách nhiệm củng cố giá trị cốt lõi của người học
 
1 Cách tân Đảm bảo ủng hộ giải pháp sáng tạo. Cho dù không phải ý tưởng sáng tạo nào cũng khả thi thành hiện thực, TBD vẫn đề cao cách nghĩ và cách làm sáng tạo. Đó không chỉ là cách chúng ta hy vọng vào những kết quả sáng tạo, mà còn là cách chúng ta rèn luyện tư duy mỗi ngày. Bắt đầu từ việc bài trừ và đoạn tuyệt với sao chép, đạo văn. Thực hành sáng tạo mỗi ngày và can đảm biểu lộ những ý nghĩ cách tân.
 
2 Tôn trọng sự khác biệt Đảm bảo ủng hộ sự khác biệt trên cơ sở tôn trọng sự thực (truth), phẩm cách (dignity), lẽ phải (common senses), công bằng (fairness), và đạo lý (ethics). Đó không chỉ là việc những khác biệt chính đáng của bạn được tôn trọng, đó còn là sự thảnh thơi trong tâm hồn khi bạn học được cách chấp nhận sự khác biệt của người khác. Tôn trọng không thể được hiểu đơn giản là không biểu lộ sự khinh miệt. Tôn trọng vừa là thái độ vừa là tư tưởng thực sự trong bạn. Bạn cũng cần biểu hiện tích cực với những hiện tượng tôn trọng sự khác biệt.
 
3 Hài hòa Đảm bảo cân nhắc đủ các thành tố cần thiết trong việc ra quyết định hành động Mọi quyết sách có liên quan đến sinh viên đều được nhà trường cân nhắc cẩn trọng các thành tố. Thâm chí, nếu đó là những quyết định cá nhân của sinh viên (như xin chuyển ngành, học vượt…), nhà trường vẫn tham vấn để đảm bản bản thân sinh viên được trải qua một quá trình suy xét đầy đủ. Hài hòa không chỉ là quyền lợi của từng cá nhân đơn lẻ. Sinh viên cần hiểu hài hòa còn là ích lợi của việc chúng ta chung sống trong một cộng đồng.
 
4 Chính trực Đảm bảo thực hành sự tử tế và sự trung thực trong lời nói và hành động. Là một giá trị rất cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời. Cái lợi không chỉ nằm trước mắt ở việc bạn được học tập 4 năm với tinh thần chính trực. Cái lợi lâu dài là bạn mang giá trị chính trực làm lẽ sống suốt đời của bạn. Bắt đầu từ việc nhận diện chính trực là gì. Bạn sẽ thấy lằn ranh giữa trung thực và gian dối là rất khác nhau giữa mỗi người. Nghiêm túc nhìn nhận lằn ranh của mình để từng bước nuôi dưỡng chính trực và tử tế.
 
5 Tự do học thuật Đảm bảo và ủng hộ việc mở rộng phạm vi tìm hiểu và nghiên cứu. Không chỉ là việc bạn được học về những điều mới, mà còn là việc bạn nghiên cứu về những điều đã biết theo một cách tiếp cận mới. Tạo lập tư duy phản biện, đa chiều và toàn vẹn. Với chính mình, không gì khác hơn là bạn cần phải ham học hỏi. Với người khác, bạn cần cởi mở chấp nhận những quan điểm bạn chưa từng nghe, cách làm bạn chưa từng biết.
 
6 Trách nhiệm Đảm bảo sự tự khẳng định trách nhiệm cá nhân trước mỗi chọn lựa, quyết định hành động. Bạn được trao quyền. Bạn có quyền quyết định thì cũng có nghĩa là bạn chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Rộng hơn, bạn chọn học tập và chung sống trong một cộng đồng, thì cũng có nghĩa là bạn chọn gắn trách nhiệm của mình với cộng đồng ấy.
Giá trị cốt lõi
CÁCH TÂN
Giải thích
Đảm bảo ủng hộ giải pháp sáng tạo.
Lợi ích mà giá trị cốt lõi mang lại cho người học
Cho dù không phải ý tưởng sáng nào cũng khả thi thành hiện thực, nhưng TBD tôn trọng cách nghĩ và cách làm sáng tạo. Đó không chỉ là cách chúng ta hy vọng vào những kết quả sáng tạo, mà còn là cách sinh viên rèn luyện tư duy mỗi ngày.
Trách nhiệm củng cố giá trị cốt lõi của người học
Bắt đầu từ việc bài trừ và đoạn tuyệt với sao chép, đạo văn. Thực hành sáng tạo mỗi ngày và can đảm biểu lộ những ý nghĩ cách tân.
Giá trị cốt lõi
TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT
Giải thích
Đảm bảo ủng hộ sự khác biệt trên cơ sở tôn trọng sự thực (truth), phẩm cách (dignity), lẽ phải (common senses), công bằng (fairness), và đạo lý (ethics).
Lợi ích mà giá trị cốt lõi mang lại cho người học
Đó không chỉ là việc những khác biệt chính đáng của bạn được tôn trọng, đó còn là sự thảnh thơi trong tâm hồn khi bạn học được cách chấp nhận sự khác biệt của người khác.
Trách nhiệm củng cố giá trị cốt lõi của người học
Tôn trọng không thể được hiểu đơn giản là không biểu lộ sự khinh miệt. Tôn trọng vừa là thái độ vừa là tư tưởng thực sự trong bạn. Bạn cũng cần biểu hiện tích cực với những hiện tượng tôn trọng sự khác biệt.
Giá trị cốt lõi
HÀI HÒA
Giải thích
Đảm bảo cân nhắc đủ các thành tố cần thiết trong việc ra quyết định hành động
Lợi ích mà giá trị cốt lõi mang lại cho người học
Mọi quyết sách có liên quan đến sinh viên đều được nhà trường cân nhắc cẩn trọng các thành tố. Thâm chí, nếu đó là những quyết định cá nhân của sinh viên (như xin chuyển ngành, học vượt…), nhà trường vẫn tham vấn để đảm bản bản thân sinh viên được trải qua một quá trình suy xét đầy đủ.
Trách nhiệm củng cố giá trị cốt lõi của người học
Hài hòa không chỉ là quyền lợi của từng cá nhân đơn lẻ. Sinh viên cần hiểu hài hòa còn là ích lợi của việc chúng ta chung sống trong một cộng đồng.
Giá trị cốt lõi
CHÍNH TRỰC
Giải thích
Đảm bảo thực hành sự tử tế và sự trung thực trong lời nói và hành động.
Lợi ích mà giá trị cốt lõi mang lại cho người học
Là một giá trị rất cũ nhưng chưa bao giờ lỗi thời. Cái lợi không chỉ nằm trước mắt ở việc bạn được học tập 4 năm với tinh thần chính trực. Cái lợi lâu dài là bạn mang giá trị chính trực làm lẽ sống suốt đời của bạn.
Trách nhiệm củng cố giá trị cốt lõi của người học
Bắt đầu từ việc nhận diện chính trực là gì. Bạn sẽ thấy lằn ranh giữa trung thực và gian dối là rất khác nhau giữa mỗi người. Nghiêm túc nhìn nhận lằn ranh của mình để từng bước nuôi dưỡng chính trực và tử tế.
Giá trị cốt lõi
TỰ DO HỌC THUẬT
Giải thích
Đảm bảo và ủng hộ việc mở rộng phạm vi tìm hiểu và nghiên cứu.
Lợi ích mà giá trị cốt lõi mang lại cho người học
Không chỉ là việc bạn được học về những điều mới, mà còn là việc bạn nghiên cứu về những điều đã biết theo một cách tiếp cận mới. Tạo lập tư duy phản biện, đa chiều và toàn vẹn.
Trách nhiệm củng cố giá trị cốt lõi của người học
Với chính mình, không gì khác hơn là bạn cần phải ham học hỏi. Với người khác, bạn cần cởi mở chấp nhận những quan điểm bạn chưa từng nghe, cách làm bạn chưa từng biết.
Giá trị cốt lõi
TRÁCH NHIỆM
Giải thích
Đảm bảo sự tự khẳng định trách nhiệm cá nhân trước mỗi chọn lựa, quyết định hành động.
Lợi ích mà giá trị cốt lõi mang lại cho người học
Bạn được trao quyền.
Trách nhiệm củng cố giá trị cốt lõi của người học
Bạn có quyền quyết định thì cũng có nghĩa là bạn chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Rộng hơn, bạn chọn học tập và chung sống trong một cộng đồng, thì cũng có nghĩa là bạn chọn gắn trách nhiệm của mình với cộng đồng ấy.

 

 

Sinh viên TBD sẵn sàng tuân thủ các quy tắc ứng xử
 
01
Với bản thân
  • Trau dồi sức khỏe
  • Đeo thẻ sinh viên
  • Trang phục lịch sự
  • Giữ gìn phẩm cách
  • Tự tin và khiêm tốn
 
 
02
với mọi người
  • Không quấy rối
  • Không xúc phạm
  • Không biệt xử
  • Không nói xấu
  • Không truyền giáo
 
 
03
với bạn bè
  • Tương thân tương ái
  • Lan tỏa các giá trị
  • Ôn tồn và thẳng thắn
  • Đồng cảm và chia sẻ
  • Cởi mở và tôn trọng
 
 
04
với thầy cô
  • Tôn trọng
  • Đánh giá khách quan
  • Tôn trọng sự riêng tư
  • Không ghi âm ghi hình
  • Không mưu đổi sự thiên vị
 
 
05
với khách của TBD
  • Xưng hô phù hợp
  • Nhã nhặn và cởi mở
  • Tận tình hỗ trợ
  • Tự trọng và tự hào
  • Tự tin và chuyên nghiệp
 
 
06
với TBD
  • Bảo vệ tài sản
  • Bảo vệ uy tín
  • Thực hành tiết kiệm
  • Không ăn tại phòng học
  • Bỏ rác đúng nơi