Sinh viên ngành logictics và quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Thái Bình Dương có hơn 40% thời gian thực học tại môi trường doanh nghiệp, được nhà trường cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp.

Ưu điểm trong chương trình đào tạo

Đại diện trường Đại học (ĐH) Thái Bình Dương cho biết: “Một ưu thế nổi trội của sinh viên nhà trường là cam kết 100% việc làm không qua phỏng vấn với hơn 100 doanh nghiệp cao cấp, có thể kể đến ngân hàng HDBank, hãng hàng không Vietjet Air, Địa ốc Phú Long, Công ty Đầu tư Galaxy Holdings, Tập đoàn Sovico,… Không chỉ cam kết việc làm, các doanh nghiệp còn tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bám sát với thực tiễn”.

Sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Thái Bình Dương sẽ được nhà trường cam kết 100% việc làm không qua phỏng vấn (Ảnh: TBD).

Tại trường ĐH Thái Bình Dương (TBD), sinh viên được đào tạo toàn diện về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng như mô hình quản lý và vận hành cảng, phương tiện xếp dỡ và vận chuyển tại cảng, nghiệp vụ giao nhận hàng container và hàng lẻ…

Bên cạnh đó, luật vận tải và logistics, kinh tế quốc tế, đại lý tàu biển, vận tải đa phương thức, bảo hiểm hàng hóa, quản lý chất lượng logistics và chuỗi cung ứng, cũng sẽ được truyền tải sinh động, thực tế đến sinh viên.

Nhà trường còn chú trọng kiến thức chuyên sâu mảng vận tải và ngoại thương – một trong những khâu quan trọng của logistics trong bối cánh phát triển tại Việt Nam hiện nay. Cùng với đó, thị trường logistics tại Việt Nam phát triển mạnh ba mảng chính là kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Đây cũng là những mảng có nhu cầu việc làm đa dạng, việc đào tạo chuyên sâu sẽ mang đến lợi thế cho sinh viên khi tìm kiếm việc làm.

Đại diện nhà trường cho biết thêm, sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng và sinh viên tất cả các ngành nói chung của trường ĐH Thái Bình Dương sẽ tham gia thực tập tại doanh nghiệp từ năm nhất, trong vòng 2 tháng. Trong mỗi chuyến đi, sinh viên được doanh nghiệp giới thiệu về tình hình hoạt động logistics, cơ hội nghề nghiệp, yêu cầu tuyển dụng, để hình dung rõ hơn về thị trường lao động. Các bạn sinh viên cũng sẽ hiểu thêm những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của bản thân, qua đó kịp thời học tập, bổ sung để chuẩn bị cho hành trang phía trước.

Sinh viên trường ĐH Thái Bình Dương có hơn 40% thời gian thực tập, thực hành tại doanh nghiệp (Ảnh: TBD).

“Em không nghĩ sinh viên năm nhất sẽ được đi thực tập. Việc tiếp xúc và trải nghiệm thực tế trong môi trường doanh nghiệp giúp em định hình lộ trình học tập cho các năm tiếp theo, tự tin thể hiện năng lực, khai phá bản thân để phát triển toàn diện hơn. Đây là cơ hội rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, để em sẵn sàng tâm thế bước vào thị trường việc làm đầy thách thức”, Vương Hà Nhi, sinh viên năm nhất ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng chia sẻ.

Cơ hội việc làm rộng mở

Bên cạnh kiến thức trên giảng đường và trong doanh nghiệp, những hoạt động ngoại khóa, học thuật tại trường cũng giúp sinh viên mở rộng hiểu biết, cập nhật nhanh thông tin mới của ngành. Trường còn tổ chức các buổi workshop, hội thảo chuyên đề liên quan đến ngành học để sinh viên nâng cao tinh thần tự học và mở rộng tư duy.

Sinh viên ngành logistics cũng được chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh, với các hoạt động bổ trợ đa dạng, từ câu lạc bộ tiếng Anh đến các sân chơi học thuật, ngoại khóa, giúp rèn luyện, phát triển tiếng Anh chuyên ngành và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra sinh viên còn được học thêm tiếng Hàn, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản để rèn luyện tư duy và mở rộng cơ hội nghề nghiệp về sau. Sinh viên tốt nghiệp tại ĐH Thái Bình Dương có thể đảm nhận các vị trí làm việc liên quan đến logistics, chuỗi cung ứng, vận tải quốc tế hay xuất nhập khẩu, ngoại thương,…

Với mô hình đào tạo toàn diện, trường ĐH Thái Bình Dương là một trong những lựa chọn dành cho sinh viên và nhà tuyển dụng (Ảnh: TBD).

Tiến sĩ Lê Thị Kiều Anh, giảng viên khoa Kinh tế và Quản trị, trường ĐH Thái Bình Dương cho biết, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở, giá trị xuất – nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng cao trong những năm gần đây. Logistics và chuỗi cung ứng là ngành dịch vụ hậu cần cho xuất – nhập khẩu hàng hóa nên nhu cầu nhân lực khá lớn, để đáp ứng hội nhập sâu, rộng của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.

Một buổi thực học cùng doanh nghiệp của sinh viên Đại học Thái Bình Dương (Ảnh: TBD).

Theo đó, sinh viên ra trường có thể làm việc cho các công ty dịch vụ logistics, cảng biển, hàng không (dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng bên ngoài)… Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể làm việc tại công ty sản xuất, thương mại với các công việc như: mua hàng hoặc nhập khẩu, tổ chức sắp xếp kho bãi nguyên vật liệu, hàng hóa; xây dựng quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, bán hàng hoặc xuất khẩu (dịch vụ logistics và logistics bên trong).

“Chọn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm, bởi việc cung ứng hàng hóa có thể gia tăng do nhu cầu sử dụng ngày càng lớn của con người. Tuy nhiên, để không bị đào thải và tăng mức thu nhập lên cao, sinh viên cần tích cực trang bị kiến thức, kỹ năng tốt”, Tiến sĩ Kiều Anh chia sẻ.

Theo Toàn Thịnh – Dân trí (Xem bài viết gốc tại đây)