Lời dẫn

Căn cứ trên số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đại dịch Covid-19 đã và đang có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành Du lịch toàn cầu. Lượng khách quốc tế dự kiến giảm 58% đến 78% trong năm 2020, gây thiệt hại 320 tỷ USD và ảnh hưởng tới khoảng 100-120 triệu việc làm trực tiếp trên toàn thế giới. Riêng với Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, trong ba tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế chỉ đạt 3,6 triệu lượt, giảm 81,9% so với cùng kỳ 2019, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp du lịch và hàng triệu lao động trong ngành.

Tuy nhiên, với nỗ lực của chính phủ trong công cuộc xử lý đại dịch, Covid-19 tại Việt Nam đã được kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả. Điều này tạo thế mạnh đáng kể cho ngành du lịch trong nước, biến Việt Nam thành điểm đến an toàn và được ưu tiên lựa chọn so với các quốc gia cùng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Thái Lan, Cambodia, Indonesia hay thậm chí Singapore và Úc.

Trước bối cảnh hiện tại, giữa cơ hội và nguy cơ, trường Đại học Thái Bình Dương tổ chức chương trình Hội thảo quốc tế, chủ đề: “Du lịch và Đại dịch Covid-19 từ các góc nhìn” để kêu gọi các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các đơn vị nhà nước, doanh nghiệp trong các ngành kinh tế, xã hội, và đặc biệt là du lịch đóng góp bài viết nhằm mục đích cập nhật, chia sẻ các trải nghiệm, tìm kiếm giải pháp và hướng đi mới cho nền kinh tế-xã hội nói chung, cũng như ngành du lịch Việt Nam nói riêng, trong thời kỳ Covid và hậu Covid.

Thời gian và địa điểm tổ chức (dự kiến) :

– Thời gian tổ chức: dự kiến vào tháng 10/2021.

– Địa điểm tổ chức: Trường Đại học Thái Bình Dương (79 Mai Thị Dõng, xã Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hòa).  

Nội dung hội thảo:

Có thể chọn một trong các chủ đề được gợi ý sau đây:

Chủ đề 1: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới:

  • Tác động đến nền kinh tế-xã hội và đời sống người dân
  • Chính sách nhà nước ứng phó với đại dịch  
  • Tác động đến khối doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Tác động đến doanh nghiệp du lịch (hãng hàng không và vận chuyển, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, điểm thu hút khách, công ty lữ hành)
  • Tác động đến nhân lực ngành du lịch

Chủ đề 2: Du lịch Việt Nam nói riêng và nền kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung cần những thay đổi gì để Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và lựa chọn hàng đầu của du khách thời Covid-19?

  • Giải pháp đặt ra để thích nghi với đại dịch Covid-19 và đón đầu thời kỳ hậu Covid-19
  • Vai trò của Nhà nước trong việc xử lý và khắc phục những thiệt hại
  • Nghiên cứu so sánh giữa Việt Nam và mô hình các nước trên thế giới

Ngôn ngữ sử dụng:

Tiếng Việt và/hoặc tiếng Anh (riêng phần tóm tắt, phải bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh).

Ban biên tập và bình duyệt:

  1. TS. Đỗ Bá Khang (Trường ĐH Thái Bình Dương)
  2. PGS.TS. Mai Thị Kiều Phượng (Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng Nghiệp vụ Du lịch)
  3. TS. Ngô Thanh Loan (Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP.HCM)
  4. PGS.TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh (Trường ĐH Văn Hiến)
  5. TS. Đỗ Huệ Hương (Khoa Ngôn ngữ Du lịch và Văn hóa, ĐH Thái Bình Dương)
  6. TS. Lê Thị Mỹ Bình (Trường ĐH Khánh Hòa)
  7. PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Vinh (Trường ĐH Nha Trang)
  8. PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn (Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học)

Diễn giả khách mời:

STTHọ và tênĐơn vị
1Mrs.Emmanuelle PeyvelResearch Institute on Contemporary Southeast Asia (IRASEC – thuộc Ủy ban NCKH quốc gia CNRS Pháp)
2Mrs. Fanny QuertampTổ chức Expertise France, Pháp
3Prof. Badaruddin MohamedUniversiti Sains Malaysia – ĐH Sains Malaysia

Mốc thời gian quan trọng và người liên hệ gửi bài hội thảo:

Để biết thêm thông tin về hội thảo, xin mời liên hệ Ms Trinh (trinh.ntb@tbd.edu.vn) hoặc Mr. Tien (tien.nq@tbd.edu.vn)

Mẫu đăng ký đề tài tại link: 

Sau đây là các mốc thời gian chi tiết:

Ngày 15/12/2020: Hạn cuối nhận bài tóm tắt

Bài tóm tắt có độ dài tối đa là 2000 ký tự, kể cả khoảng trắng (tương đương 1 trang A4), trình bày ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu, hình thức nghiên cứu và kết quả thu được. Ngoài ra, các cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau đối với hậu quả của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế-xã hội và ngành du lịch dưới hình thức tổng kết kinh nghiệm, phương pháp định tính cũng được chấp nhận.

  • Tối đa 5 từ khóa.
  • Tài liệu tham khảo: Tối đa 10 danh mục, dùng trích dẫn theo mẫu APA.
  • Font chữ: Time New Roman; cỡ chữ: 13; line spacing: Single.
  • Ngôn ngữ sử dụng: Song ngữ, gồm tiếng Việt và tiếng Anh.

Ngày 25/12/2020: Thông báo cho các tác giả có bài tóm tắt được duyệt.

Ngày 10/02/2021: Hạn cuối nhận bài viết

Bài viết có độ dài từ 15.000 đến 30.000 ký tự, kể cả khoảng trắng (tương đương 5-10 trang A4), phát triển và phân tích vấn đề nghiên cứu, hình thức nghiên cứu, và các kết luận rút ra từ nghiên cứu hoặc trải nghiệm thực tế.

  • Tối đa 8 từ khóa
  • Tài liệu tham khảo: không giới hạn số lượng danh mục, dùng trích dẫn theo mẫu APA
  • Font chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 13; Line Spacing: Single
  • Hình ảnh minh họa: Tối đa 4 hình/ bài viết, theo format JPEG hoặc PNG

Dành cho các doanh nghiệp để chia sẻ trải nghiệm thực tế:

Doanh nghiệp có thể gửi bài đóng góp, sử dụng tối đa 20 slides Power Point bao gồm các nội dung sau:

  • Trang tiêu đề và thông tin tác giả
  • Vấn đề nghiên cứu
  • Nội dung nghiên cứu
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo

Ban biên tập Hội thảo thông báo đến các tác giả có bài viết được chọn để giới thiệu đăng trên ấn phẩm khoa học của Đại học Thái Bình Dương, hoặc trên một tạp chí uy tín, có chỉ số ISSN.

Chi phí tham dự:

Chi phí tham dự hội thảo là 1.000.000 VND/người (50 USD), bao gồm:

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế có mã số ISBN
  2. Giấy chứng nhận tham gia hội thảo
  3. Hình toàn thể hội thảo
  4. Bộ quà tặng lưu niệm
  5. Coffee break 2 buổi
  6. Ăn trưa 1 buổi

Riêng về tour đi thực địa trong ngày 24/04/2021, chương trình và chi phí sẽ được thông báo cụ thể sau.

Tất cả các bài viết được duyệt sẽ được công bố trên sách kỷ yếu hội thảo của Nhà xuất bản có mã số quốc tế ISBNBan tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế: Du lịch và đại dịch Covid-19 từ các góc nhìn

Khánh Hòa, ngày 17 tháng 11 năm 2020

                                                        Trưởng Ban tổ chức

                                                                            TS. Võ Sáng Xuân Lan

                                             TRƯỞNG KHOA NGÔN NGỮ, DU LỊCH VÀ VĂN HÓA