Tại sao nên theo đuổi ngành Công nghệ thông tin với Đại Học Thái Bình Dương

Nắm bắt xu hướng công nghệ thông tin

Internet đang bước sang kỷ nguyên mới trên cơ sở các công nghệ nền tảng có những bước phát triển vượt bậc. Theo dự báo của Công ty Xively, đến năm 2025 thế giới sẽ đến 80 tỉ thiết bị kết nối với nhau. Trung bình mỗi người sẽ sử dụng 10 thiết bị kết nối internet, từ máy tính, điện thoại thông minh đến xe ô tô và các thiết bị gia dụng. Cũng theo dự báo này, 74% quản lý cấp cao của các doanh nghiệp cho rằng Mạng lưới vạn vật kết nối – Internet of Things(IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đóng một vai trò quyết định đối với thành công của doanh nghiệp, 95% quản lý cấp cao mong muốn công ty họ sẽ triển khai ứng dụng AI và IoT trong vòng 3 năm tới.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), an toàn, an ninh thông tin đang là một vấn đề cấp thiết. Những vụ tấn công của tin tặc phá hoại an ninh mạng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trở nên tinh vi, phức tạp và có quy mô, tổ chức ngày càng gia tăng. Trong khi đó, công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng hiện nay lại đang có nhiều bất cập cả về hạ tầng và nguồn nhân lực.

Như vậy, trong vòng 5 năm tới, cùng với sự bùng nổ về IoT và nhu cầu ứng dụng AI thì nhu cầu nhân sự để phát triển phần mềm, xây dựng ứng dụng AI, triển khai, quản trị, khai thác hiệu quả các thiết bị kết nối là rất lớn. Đặc biệt là nhân sự am hiểu về AI, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống, và bảo mật. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2025, Việt Nam thiếu hụt hơn 800.000 nhân sự IT.

Khi đó, vai trò của nhân viên IT là rất quan trọng, không chỉ đảm bảo sự vận hành thông suốt, an toàn của hệ thống mạng, mà quan trọng hơn là biết xây dựng các ứng dụng CNTT trên hệ thống mạng nhằm khai thác tối đa các thiết bị, giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh.

Chương trình đào tạo bám sát với nhu cầu thực tế

Ngành Công nghệ thông tin Đại học Thái Bình Dương luôn chú trọng nâng cao tính ứng dụng của chương trình đào tạo, kết hợp phương thức đào tạo xen kẽ với phương pháp giảng dạy hiện đại phát triển khả năng tư duy, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Nhận biết được xu thế phát triển của CNTT, ngành CNTT đã nhanh nhạy trong việc cập nhật chương trình đào tạo (CTĐT) nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của sinh viên, và đảm bảo khả năng thích nghi và thăng tiến của sinh viên trong tương lai. Ngoài việc đảm bảo về kiến thức, kỹ năng về khả năng lập trình ứng dụng trên tất cả nền tảng (như máy tính, web, mobile), trí tuệ nhân tạo – AI, quản trị cơ sở dữ liệu, triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), CTĐT còn hướng đến việc tăng cường kiến thức về mạng máy tính, hệ thống, bảo mật, khả năng tiếng Anh, ngoại ngữ thứ 2, ví dụ tiếng Nhật, để đoán đầu xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, và đặc biệt là ý thức chuyên nghiệp và trải nghiệm thực tế để cạnh tranh với nhân lực trong thị trường chung Asean. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), một thị trường tự do rộng mở với 600 triệu dân và GDP 3000tỷ USD/ năm sẽ chứa đầy những thách thức và cơ hội cho nhân lực ngành CNTT trước ngưỡng cửa hội nhập.