Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp về nhân sự ngành Luật ngày càng tăng…

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, kết quả khảo sát giai đoạn 2020 – 2025 cho thấy, lao động có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ cao ở nghề Luật.

Ngành Luật có triển vọng việc làm rộng mở và linh hoạt. Không chỉ làm luật sư, cử nhân Luật ra trường có thể đảm nhiệm các chức vụ như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý…, làm việc tại các Bộ, các phòng ban nhà nước hay mở một văn phòng chuyên về luật riêng hoặc tư vấn luật tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, làm giảng viên, nghiên cứu viên…

Đặc biệt, sự phát triển của làn sóng start-up đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ pháp chế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là cơ hội cho các cử nhân Luật mới ra trường, muốn thử sức và khẳng định năng lực. 

 Sinh viên ngành Luật trường ĐH Thái Bình Dương tham dự trực tiếp phiên tòa xét xử một vụ án ở Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa năm 2021

Tố chất của người học Luật

Muốn theo đuổi và thành công trong ngành Luật, bạn không thể thiếu một trí nhớ tốt và tinh thần chăm chỉ, chịu khó. Bạn cần tìm hiểu và thông thạo “hàng tá” các bộ Luật với vô số điều khoản, hiểu rõ bản chất, nguyên tắc và phương pháp áp dụng của quy định pháp luật. Bên cạnh đó, đứng trước một vấn đề, người học Luật cần tư duy logic để xâu chuỗi các tình tiết, vận dụng kiến thức, tìm hướng giải quyết. 

Ngành nghề gắn liền với Luật pháp luôn đòi hỏi độ chính xác cao, “sai một li đi một dặm”, đòi hỏi người hành nghề Luật cần có tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn mực, nghiêm túc, tỉ mỉ trong quá trình làm việc. Đây cũng là công việc đòi hỏi sự nhạy bén, kiến thức tổng hợp về mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Một luật sư hay người tư vấn pháp lý chắc chắn phải giỏi thuyết phục người khác với những luận chứng, luận cứ xác đáng. Khả năng ăn nói lưu loát, diễn đạt mạch lạc cũng là điểm cộng cho người hành nghề Luật. 

Nếu may mắn sở hữu sẵn những tố chất kể trên, bạn rất phù hợp để học Luật. Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng nếu bản thân còn thiếu nhiều tố chất, kỹ năng, kiến thức… Chỉ cần thực sự yêu thích ngành Luật, bạn có thể trau dồi và hoàn thiện dưới sự dẫn dắt, định hướng của thầy cô.

Địa chỉ học Luật lại Nam Trung Bộ

Ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, trường Đại học Thái Bình Dương (Nha Trang, Khánh Hòa) là trường đại học có đào tạo ngành Luật. Theo học Luật tại đây, sinh viên sẽ được khám phá các nguyên tắc cơ bản của luật pháp, hoạt động tố tụng trong lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính; đồng thời trải nghiệm phương pháp học tập thông qua tình huống pháp lý (case study), lớp học đảo ngược (flipped classroom) trên nền tảng hệ thống kiến thức lõi giúp hiểu sâu và áp dụng luật vào thực tiễn. 

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trao đổi cùng chuyên gia, luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên trong suốt quá trình học, thường xuyên dự các chương trình tọa đàm, hội thảo với giới hành nghề luật để cập nhật kiến thức thực tiễn và xây dựng mối quan hệ. Nhiều hoạt động thực hành thông qua đóng vai trong các phiên tòa giả định, trải nghiệm các chức danh tư pháp khác nhau và hai kỳ thực tập giúp sinh viên định hướng được nghề nghiệp (tòa án, luật sư, viện kiểm sát, và pháp chế) cho tương lai.

 Sinh viên ngành Luật thường xuyên được trải nghiệm “Phiên tòa giả định” trau dồi kiến thực đã học ứng dụng vào nghề nghiệp tương lai

Ngoài ra, sinh viên Luật của Đại học Thái Bình Dương có thể lựa chọn thêm ngành phụ để mở rộng phạm vi công việc, cụ thể: ngành phụ Tài chính – Ngân hàng với cơ hội làm việc mảng pháp chế tại các ngân hàng và các định chế tài chính khác; ngành phụ Kế toán/thuế dành cho những bạn thích sự tuân thủ, cơ hội làm cán bộ thuế trong cơ quan thuế; ngành phụ Quản trị kinh doanh phù hợp với vị trí chuyên viên kinh doanh tại các công ty luật.

Sinh viên cũng có thể học thêm một ngành khác (song ngành) như: Ngôn ngữ Anh, Đông Phương họcCông nghệ thông tin, Tài chính, Kế toánQuản trị kinh doanh. Đặc biệt, nếu trúng tuyển vào ngành Luật và có điểm trung bình từ 7.0 trở lên, tân sinh viên có cơ hội giành học bổng Vì Công lý.

 TS. Nguyễn Thanh Toại – Hiệu trưởng trường ĐH Thái Bình Dương trao học bổng Vì công lý cho sinh viên ngành Luật trong lễ khai giảng năm học 2020-2021 

Ngoài ra, trong năm 2022, trường Đại học Thái Bình Dương dành 400 suất học bổng với tổng giá trị trên 14 tỷ đồng cho nhiều đối tượng thí sinh khác nhau, học bổng toàn phần có giá trị lên đến 83.2 triệu đồng/khóa học. Trường cũng thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính thiết thực để hỗ trợ tân sinh viên: giảm 25% học phí toàn khóa học thông qua chương trình học bổng Vượt khó Covid-19; ứng trước học bổng 10 triệu đồng mua laptop học tập; miễn lệ phí nhập học hoặc miễn phí 6 tháng ở Ký túc xá; giãn đóng học phí năm học 2022-2023 theo nguyện vọng…

Theo Ngọc Minh (báo Vietnamnet)

(Xem bài viết gốc trên báo tại đây)